Cơ quan công an tiến hành kiểm tra một cơ sở làm sơn giả kém chất lượng
Làm sơn giả thường có 4 dạng chủ yếu như sau:
- Nhái nhãn hiệu sơn
- Tự mua hóa chất sản xuất sơn giả không có kiểm định chất lượng
- Sơn rẻ tiền được đóng gói trong vỏ thùng sơn đắt tiền
- Rút bớt khối lượng và dung tích sơn trong thùng
Làm nhái nhãn hiệu sơn là như thế nào?
Một thùng sơn, một bao bột bả bị nhái nhãn hiệu được hiểu là trên bao bì sản phẩm có gắn các dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu sơn thật.
Ví dụ như Jotun – Jutun, Mykolor – Maykolor, Dulux – Duluc, ...
Làm nhái nhãn hiệu sơn được coi là một hình thức làm sơn giả!
Tự sản xuất sơn từ hóa chất kém chất lượng
Một số người làm sơn giả tự mua hóa chật về và pha chế thành sơn rồi đóng vào thùng sơn chính hãng. Cách làm này rất dễ bị phát hiện do chất lượng sơn không ổn định, màu sắc sai lệch nhiều giữa các đợt pha.
Cơ sở tự sản xuất sơn giả, không được kiểm định chất lượng
Sơn rẻ tiền được đóng trong vỏ thùng sơn đắt tiền
Hình thức làm sơn giả này khá dễ bán ra thị trường do giá thành được đẩy xuống thấp hơn rất nhiều so với giá của một thùng sơn thật.
Rút bớt khối lượng, dung tích của thùng sơn
Cách rút bớt khối lượng và dung tích thực của sơn được áp dụng phổ biến nhất trong việc làm sơn giả hiện nay. Việc rút dung tích sơn có thể làm đại trà và tiến hành khá nhanh. Khối lượng sơn được rút ra từ mỗi thùng sơn khoảng 10-15%. Như vậy với 7-9 thùng là đã có thêm 1 thùng sơn nữa.
Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc rằng: “Người ta rút sơn ra kiểu gì?” – Người làm sơn giả luôn có sẵn một bộ thiết bị tinh vi để dễ dàng rút bớt sơn ra mà không làm hư hỏng vỏ thùng.
Một câu hỏi chung đặt ra là:
”Vậy những vỏ thùng, vỏ lon từ đâu mà ra?”
Có 2 nguồn để lấy được vỏ thùng sơn là: Thứ nhất, thu mua lại từ các cửa hàng bán ve chai với giá rất rẻ. Thứ hai, tự đặt in vỏ thùng. Phần lớn người làm sơn giả chọn cách này vì vỏ thùng mới và đẹp khó mà phát hiện ra được. Sau đó họ dùng công nghê in lụa, dán nhãn, in mã màu, tên màu lên trên vỏ thùng.
Làm tem sơn giả để dán lên vỏ thùng
Xin lưu ý: Một số sản phẩm sơn thật cũng dùng nhãn dán chứ không in thẳng mã màu lên vỏ thùng!
Tóm lại, đối với các thương hiệu sơn càng lớn, việc bị làm sơn giả càng diễn ra phổ biến. Ví dụ như: sơn Dulux giả, sơn Mykolor giả, sơn Kova giả, sơn Jotun giả,... là những hãng sơn đang tồn tại số lượng hàng giả lớn nhất thị trường hiện nay.
Vậy, làm thế nào để mua sơn chính hãng?
“Chỉ khi nào lăn sơn lên tường mới có thể xác nhận 80% sơn giả, sơn thật chứ chỉ nhìn thùng sơn, bột bả tường mà phân biệt thì rất khó vì kẻ gian làm sơn giả khá chuyên nghiệp, không thể bằng mắt phân biệt được. Sơn giả khi cho con lăn chạy trên tường thường nhanh hơn sơn