Cách xử lý tường nhà bị ẩm mốc, bong tróc
Bước 1: Xử lý chống thấm
Trước hết, gia chủ cần tìm hiểu nguyên nhân tường bị ẩm, mốc bong tróc là do đâu, có thể do điều kiện thời tiết hoặc lỗi kỹ thuật khi xây dựng để từ đó có cách xử lý chống thấm phù hợp và đầy đủ. Sau khi chống thấm, nên để tường khô ráo khoảng 2 đến 3 tuần rồi mới tiến hành sơn.
Bước 2: Cạo sạch lớp sơn cũ và tường bị bong tróc
Với những mảng tường có dấu hiệu bong tróc hãy sử dụng dao bả để cạo sạch. Có thể không nhất thiết phải cạo hết lớp sơn cũ nhưng chắc chắn phải cạo hết phần bong tróc để không làm ảnh hưởng đến độ chắc chắn của lớp sơn mới.
Bước 3: Bả vá
Những phần bong tróc mà gia chủ đã cạo ở bước 2 thì tại bước này hãy dùng bột bả để trét làm phẳng bề mặt. Bề mặt phẳng, không lồi lõm sẽ giúp sơn mới bám tốt hơn.
Bước 4: Xả nhám
Sau khi những chỗ bả đã khô thì chuyển đến bước xả nhám để làm nhẵn. Nên chà qua toàn bộ bề mặt một lượt để sơn bám tốt hơn. Đặc biệt là nếu lớp sơn cũ là sơn bóng thì gia chủ càng nên chà kỹ để tạo độ nhám cho bề mặt.
Bước 5: Quét sạch bụi
Cuối cùng các gia chủ hãy quét sạch bụi trên tường để giúp tăng tuổi thọ cho lớp sơn mới. Nếu không cẩn thận từng bước thì lớp sơn mới sẽ không chắc chắn và đẹp màu.
Bước 6: Thi công sơn lót
Hãy sử dụng những loại sơn lót có khả năng chống kiềm, nấm mốc và chống thấm tốt. Nó giúp tạo một lớp bảo vệ cho bề mặt tường khỏi các tác động xấu từ nước mưa hoặc các vi khuẩn gây hại giúp kéo dài tuổi thọ cho lớp sơn phủ bên ngoài.
Bước 7: Thi công sơn màu
Sơn phủ 2 lớp cách nhau khoảng 2 - 3 giờ để đảm bảo màu sơn được đẹp nhất.
Lưu ý khi thi công
Cần chọn loại sơn phù hợp với từng bề mặt tường.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và vật liệu cần thiết.
Thực hiện đúng quy trình thi công để đảm bảo chất lượng.