Quy trình sơn nhà và bảo quản

BÍ QUYẾT SƠN NHÀ CHUẨN, BỀN, ĐẸP

(Những lưu ý khi sơn nhà)

Quy trình sơn nhà và bảo quản.

Sau khi bạn lựa chọn được hãng sơn mà bạn tin tưởng và tìm cho mình được một đội ngũ thi công sơn chuyên nghiệp, lành nghề. Thì điều mà bạn cần quan tâm tiếp theo sẽ là trang bị cho mình một chút kiến thức về quy trình sơn và bảo quản. Làm thế nào để ngôi nhà bạn sơn đạt được chất lượng tối ưu nhất.

Chính vì thế, chúng tôi xin chia sẻ một chút kinh nghiệm về quy trình sơn, để bạn vững tin hơn khi tô diểm cho ngôi nhà thân yêu của mình.

I. 8 điều kiện cơ bản của sơn mà bạn nên biết trươc khi sơn cho ngôi nhà của bạn.

 

1/ Kiểm tra điều kiện môi trường.
- Không sơn trong điều kiện nhiệt độ cao (nắng nóng gay gắt quá 45oC)
- Không sơn trong điều kiện thời tiết có mưa, gió mạnh, bụi nhiều.
2/ Kiểm tra an toàn lao động.
- Trang bị đủ quần áo, dép, mũ.
- Trang bị dây an toàn khi thi công trên cao.
- Kiểm tra giàn dáo, thang kỹ thuật. 
- Kiểm tra điều kiện chiếu sáng, hệ thống gió.
3/ Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật sơn.
- Xác định, chủng loại, dòng sơn, màu sơn trước khi sơn.
- Xác định thông số kỹ thuật từng dòng sơn. 
4/ Xử lý bề mặt trước khi sơn.
- Dùng máy trà, giấy nhám, đá mài để loại bỏ tạp chất trên bề mặt.
- Sửa các khuyết tật lồi lõm trên bề mặt.
- Bề mặt được trét bả matit:
Để khô, sau đó dùng máy trà, giấy nhám,đá mài trà cho phẳng mặt.
Dùng chổi cọ quét sạch bề mặt nếu bề mặt bị bụi phấn nhiều dùng khăn lau sạch bề mặt hay dùng rulô nhúng nước lau lên, để khô rồi tiến hành lăn sơn.
5/ Kiểm tra bề mặt trước khi sơn.
- Bề mặt trước khi sơn phải đồng nhất (mịn) không lồi lõm.
- Bề mặt trước khi sơn phải thật sạch không lẫn tạp chất.
- Kiểm tra độ ẩm bề mặt tường (nếu tường còn ẩm hay quá khô cứng đều ảnh hưởng đến chất lượng sơn sau khi thi công).
6/ Pha trộn sơn.
- Kiểm tra chủng loại, màu sắc sơn.
- Xác định tỷ lệ pha trộn sơn (tuỳ từng điều kiện thực tế có thể pha)
- Khuấy đều dung dịch trước khi sơn.
7/ Tiến hành lăn sơn.
- Lăn đều và liên tục trên một diện tích sơn.
Lưu ý: Độ dày mỏng của màng sơn.
Độ đồng nhất về màu sắc.
Thời gian khô đảm bảo của các lớp sơn.
- Sơn đủ số lớp sơn tiêu chuẩn của nhà sản xuất. (2 lớp lót kháng kiềm, kháng muối và 2 lớp màu)
8/ Kiểm tra bề mặt sơn hoàn thiện.
- Kiểm tra độ chính xác màu so với thực tế.
- Kiểm tra độ dày của màng sơn.
- Kiểm tra độ đồng màu trên toàn bộ công trình sơn.
- Kiểm tra độ trai bám, độ mịn theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
- Sửa lại các lỗi nếu có.

II. Giải pháp thi công để sơn bền đẹp

Có hai phương pháp lăn sơn để chúng ta lựa chọn đó là lăn sơn trực tiếp và sơn sau bả matit. Vậy lựa chọn phương án nào là hợp lý thì chúng ta hãy cùng phân tích và tìm hiểu về cách làm, ưu nhược điểm của từng phương pháp nhé.

1. Lăn sơn trực tiếp lên tường

Lăn sơn trực tiếp là kỹ thuật sơn tường đơn giản, hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất trong kỹ thuật lăn sơn hiện nay.

Ưu điểm:
Lớp sơn bám rất chắc, có độ bền cao hơn bả matit tương đối nhiều.
Dễ dàng thao tác.
Tính thẩm mỹ của tường ở mức trung bình khá.
Để “ăn chắc mặc bền” thì bạn nên lựa chọn kỹ thuật sơn này.

Nhược điểm:
Sở dĩ tính thẩm mỹ của lớp sơn khi sử dụng kỹ thuật lăn này không được cao là do bề mặt tường (trước khi sơn) không được nhẵn phẳng mịn màng như bả matit.

Lưu ý:
Nếu bạn muốn lớp sơn nhà có tính thẩm mỹ cao nhất, bạn phải có một bề mặt tường thật nhẵn, phẳng. Sử dụng cát hạt nhỏ trong quá trình thợ xây dựng trát tường.
Ở bất cứ kỹ thuật sơn nào cũng yêu cầu tường phải khô ráo để tăng độ bám dính cho sơn.
Trong trường hợp tường bị nấm mốc, ngấm nước… thì cần phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ khí hoặc hóa chất để xử lý trước khi tiến hành lăn sơn.
Nguyên liệu sơn nên sử dụng: sơn mờ, sơn bán bóng (hạn chế hoặc không nên sử dụng sơn bóng)

2. Sơn tường bả matit là phương pháp kỹ thuật sử dụng bột bả matit để làm nhẵn, mịn tường, trần, các vết nứt,.. tạo nên bề mặt hoàn thiện có tính thẩm mỹ cao.

Bột bả (hay còn gọi là bột trét) là một chất liệu dạng bột, có màu trắng sữa. Thường được sử dụng trong thi công lăn sơn nhằm che lấp vết nứt nhỏ, tạo mặt phẳng nhẵn mịn của tường.

Đây là phương pháp sơn yêu cầu rất cao tính cẩn thận, tỉ mỉ và đặc biệt là yếu tố kỹ thuật của người thợ lăn sơn. Sau khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị thi công . Chúng ta tiến hành bả tường.

Ở đây chúng tôi sử dụng Bột Bả Nội Ngoại Thất Cao Cấp Nano 4.0 nổi trội với các tính năng:

Là loại bột bả cao cấp, chuyên dụng trong thi công sơn bả.

Che lấp vết nứt hiệu quả.

Tạo độ nhẵn mịn tuyệt đối.

Tăng khả năng bám dính.

Dễ dàng thi công.

Ưu điểm:

-Về mặt thẩm mỹ thì bề mặt sơn hoàn thiện đạt được độ nhẵn mịn tối đa.

-Tăng tính thẩm mỹ cao hơn

-Rất thích hợp trong sơn tường cho phòng họp, phòng khách, phòng ngủ, những phòng có trẻ em và qua lại nhiều.

Nhược điểm:

- Mặt tường rất mịn độ bám của sơn phủ (lớp sơn hoàn thiện) không cao.

- Lớp sơn phủ khó bám tuổi thọ không cao ( với điều kiện nắng nóng mưa ẩm như nước ta thì trung bình 5 năm phải sơn lại một lần).

Lưu ý:

Đối với tuổi thọ của các lớp sơn còn phụ thuộc vào khí hậu vùng miền, giai đoạn thi công hay công năng sử dụng,…

3. Giải pháp sơn nhà đẹp của chúng tôi: 

1. Xử lý, vệ sinh bề mặt tường kỹ lưỡng trước khi sơn.

2. Xử lý làm phẳng bề mặt tường các vết lồi lõm, rạn nứt do co ngót vữa chát bằng bả matit.

3. Lăn sơn lót( đủ 2 lớp lót kháng kiềm, kháng muối)

4. Lăn 2 lớp sơn màu, tạo hình, tạo dáng nếu cần thiết.

5. Vệ sinh sạch sẽ, bàn giao công trình sơn.

III. Một số lưu ý khi sử dụng sơn nước trong thi công.

Sơn tường là một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không hề đơn giản chút nào, nếu chúng ta xữ lý bề mặt, kết hợp màu sơn không đúng cách thì bề mặt sơn sẽ không được tốt và thẫm mỹ không cao. Chính vì vậy khi sử dụng sơn nước trong việc sơn tường các bạn phái lưu ý các vấn đề sau.

  1. Nếu tường bị ngấm phải chống thấm trước khi dùng Matit và Sơn nước.
  2. Nếu tường đã đạt mốc (20 - 28 ngày) hoặc nhìn bằng mắt thường có độ khô màu trắng của lớp vữa trát thì việc dùng Matit hoặc sơn lót sẽ cho chất lượng tốt hơn rất nhiều so với khi thi công sớm.
  3. Hoàn thiện Matit phẳng xong, phải lau bằng khăn ẩm hoặc làm sạch bụi phấn Matit rồi mới lăn Sơn nước (đặc biệt đối với sơn bóng). Làm như vậy sơn sẽ bám chặt và có độ bền cao.
  4. Nếu có hiện tượng nước ngấm từ chân tường lên, phải chống thấm chuyên dụng . Để khô 3 - 4 ngày rồi mới bả Matit chống thấm và phủ sơn hệ nước. Như vậy sẽ tránh được hiện tượng ngấm ngược.
  5. Nếu dùng Sơn bóng, bắt buộc phải sử dụng Matit và sơn lót để đảm bảo bề mặt mịn màng, bám dính tốt. Không nên dùng sơn bóng cho tầng hầm, vì ở đó có nhiều hơi nước, màng sơn dễ bị phồng rộp. Ở khu vực này có thể dùng sơn ban bong hoặc sơn mịn vì hơi nước có thể thoát ra tránh được hiện tượng phồng rộp
  6. Những bề mặt tường bị bong rộp đã được sửa nhiều lần, thậm chí sử dụng loại sơn chịu áp lực ngược nhưng vẫn không hiệu quả thì bắt buộc phải cạo bỏ lớp vữa xi măng do chất lượng kém rồi trát lại ở những khu vực bị ngấm cục bộ trước khi sử dụng sơn nước.
  7. Khi thi công, nếu sơn bị đặc có thể pha thêm 5 % nước. Tuyệt đói không được thêm nước vượt quá mức quy định, vì như vậy sẽ không đảm bảo chất lượng màng sơn.
  8. Không sơn phủ lúc thời tiết ẩm ướt hoặc quá nắng, bề mặt vật liệu thi công có nhiệt độ cao, vì như vậy màng sơn dễ bị bong rộp.