Trong quá trình thi công sơn, ngoài các loại sơn phủ và sơn lót, bột bả cũng là một loại vật liệu thường xuyên được sử dụng. Vậy bột bả là gì và được sử dụng như thế nào trong thi công sơn nhà ?
1.Bột bả là gì ? Thành phần của bột bả
Bột bả là loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến trong quá trình sơn nhà với vai trò chủ yếu là làm mịn bề mặt tường trước khi tiến hành sơn lót và sơn phủ. Bột bả khi thi công thường được trộn với nước trước khi trát lên tường.
Thành phần của bột bả:
Các loại bột bả hiện nay có thể khác nhau một chút về tỉ lệ thành phần. Nhưng nhìn chung cấu tạo của bột bả bao gồm các thành phần sau:
-Chất kết dính: Có 2 loại chất kết dính phổ biến là dạng khoáng(Cement, Gypsum) và chất kết dính dạng Polymer
-Chất độn: Chất độn có vai trò giúp tăng cường một số hoạt tính, tăng độ bền chắc, giảm độ chảy đồng thời tăng thể tích của bột bả. Chất độn được sử dụng phổ biến hiện nay là Calcium Carbonate (CaCO3).
-Phụ gia: Các loại phụ gia chiếm khối lượng rất nhỏ nhưng cần thiết để tạo một số tính chất có lợi cho bột bả như dễ hòa trộn với nước, chống nứt, dễ thi công,v.v..
Thế nào là bột bả có chất lượng tốt ?
Theo các chuyên gia, các loại bột bả tốt thường có tỷ lệ thành phần gồm 20-25% chất kết dính, 70-75% chất độn và phụ gia các loại. Các loại bột bả này không chỉ dễ thi công mà còn có độ mịn cao, chống nứt và chống thấm hiệu quả hơn.
2.Vai trò của bột bả đối với thi công sơn
Thi công trát bột bả lên bề mặt tường
Như đã nói ở trên, bột bả có tác dụng chủ yếu là làm mịn bề mặt tường trước khi sơn. Nhưng ngoài vai trò trên, sử dụng bột bả trước khi tiến hành sơn tường còn có những tác dụng sau:
-Bột bả làm tăng độ kết dính với lớp màng sơn, giúp sơn bám chắc hơn trên bề mặt để tăng tính bền màu, đặc biệt là với sơn ngoại thất.
-Tác dụng làm nhẵn bề mặt tường của bột bả giúp tăng tính thẩm mỹ sau khi sơn tường.
-Giúp hỗ trợ và phát huy các tính năng của sơn lót và sơn phủ như tăng khả năng kháng kiềm, kháng nấm mốc, vi khuẩn và đặc biệt là khả năng chống thấm của sơn lót.
3.Bột bả nội thất và ngoại thất
Đối với bề mặt tường bên ngoài, các tác động thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp tới lớp sơn phủ như nước mưa, nhiệt độ, độ ẩm, khiến lớp sơn phủ thường không đủ khả năng ngăn chặn hoàn toàn các yếu tố trên. Do đó nếu lớp sơn phủ không có các hoạt tính chống thấm, lớp bột bả bên trong dễ bị ngấm nước. Ngược lại, vào mùa mưa kéo dài và đặc biệt là mùa gió nồm ẩm thì bề mặt tường bên trong lại dễ bị thấm nước hơn bên ngoài.
Do đó bột bả hiện nay không chỉ có 1 loại duy nhất mà còn có nhiều loại với thành phần pha trộn theo tỷ lệ khác nhau để sử dụng cho sơn ngoại thất hoặc nội thất. Giống như sơn phủ, các loại bột bả ngoại thất có thể dùng cho nội thất nhưng ngược lại bột bả nội thất không thể dùng cho bề mặt tường bên ngoài. Khi lựa chọn bột bả bạn cần phải quan tâm đến yếu tố trên để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.
Ngoài việc chọn đúng loại bột bả cần sử dụng, để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chất lượng công trình sau hoàn thiện tốt nhất, người dùng có thể tham khảo các dòng sản phẩm Sơn Nano 4.0 với đặc tính chống thấm, kháng kiềm, kháng muối vượt trội đến từ công nghệ Nano bạc kháng khuẩn. Sơn Nano 4.0 có khả năng tương thích tốt với các loại bột bả hiện nay và phù hợp với nhiều loại bề mặt tường khác nhau như vữa trát, bê tông,v.v… giúp thi công dễ dàng, bảo vệ sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường nhờ hàm lượng VOC thấp, không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác.
Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể về bột bả và hiểu hơn về vai trò của bột bả trong thi công sơn nói chung. Mọi thông tin chi tiết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
-------------
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH NANO 4.0 - SƠN CAO CẤP, CÔNG NGHỆ TIÊN PHONG
🌡Địa chỉ: SN 11 Ngách 299/66, Đ. Hoàng Mai, P. Hoàng Văn Thụ, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
🌡Nhà máy sản xuất: Lô CN2A, Khu CN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội
🌡Hotline: 1900 636 186
🌡Email: sonnano4.0@gmail.com